Tiểu sử George Armitage Miller

Miller sinh ngày 3 tháng 2 năm 1920 tại Charleston, West Virginia, có cha là George E. Miller, giám đốc điều hành công ty thép[1] và mẹ là Florence (Armitage) Miller.[3] Hai người ly hôn ngay sau khi George ra đời. George sống với mẹ trong cuộc Đại khủng hoảng, theo học trường công và tốt nghiệp Trung học Charleston năm 1937. George theo mẹ và cha dượng chuyển đến Washington DC và theo học Đại học George Washington trong một năm. Gia đình theo Hội Cơ Đốc Khoa học, yêu cầu chỉ cầu nguyện thay vì chữa bệnh bằng y học. Sau khi cha dượng được chuyển đến Birmingham, Alabama thì Miller cũng chuyển sang Đại học Alabama.[4]

Tại Đại học Alabama, ông học các khóa về ngữ âm học, khoa học giọng nói và bệnh lý ngôn ngữ nói, đậu cử nhân về lịch sử và lời nói năm 1940, lấy bằng thạc sĩ lời nói năm 1941. Việc tham gia câu lạc bộ kịch đã thúc đẩy Miller yêu thích các khóa học của Khoa Lời nói. Miller cũng chịu ảnh hưởng từ Giáo sư Donald Ramsdell, người giới thiệu tâm lý học cho ông. Ngoài ra, thông qua buổi hội thảo của giáo sư, Miller gặp gỡ vợ tương lai là Katherine James.[4] Họ kết hôn ngày 29 tháng 11 năm 1939. Katherine qua đời tháng 1 năm 1996.[5] Miller đi bước nữa với Margaret Ferguson Skutch Page vào năm 2008.[6]

Miller giảng dạy khóa "Tâm lý học nhập môn" tại Alabama trong hai năm. Đến Đại học Harvard năm 1942, ông ghi danh chương trình Tiến sĩ tâm lý học năm 1943.[4] Tại Harvard, ông làm việc ở Phòng thí nghiệm Âm học-Tâm lý dưới sự giám sát của Stanley Smith Stevens, chuyên nghiên cứu về liên lạc bằng giọng nói quân sự cho Quân đoàn Truyền tin trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông nhận bằng tiến sĩ năm 1946 với luận án "The Optimal Design of Jamming Signals" (Thiết kế tối ưu của tín hiệu gây nhiễu) được Quân đội Hoa Kỳ xếp loại tuyệt mật.[4]

Sự nghiệp

Sau khi nhận bằng tiến sĩ, Miller ở lại Harvard tiếp tục nghiên cứu về giọng nói và thính giác. Năm 1948, ông được bổ nhiệm làm trợ lý giáo sư tâm lý học. Khóa học mà ông phát triển dẫn tới việc ra đời tác phẩm đầu tay năm 1951 Language and communication (Ngôn ngữ và giao tiếp). Năm 1950, ông nghỉ năm sabat và dành một năm làm thành viên thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton để theo đuổi niềm yêu thích toán học. Miller kết bạn với Robert Oppenheimer khi cùng chơi bóng quần.[7] Năm 1951, Miller gia nhập MIT với tư cách phó giáo sư tâm lý học. Ông lãnh đạo nhóm tâm lý học tại Phòng thí nghiệm MIT Lincoln, nghiên cứu giao tiếp bằng giọng nói và tâm lý học kỹ thuật. Kết quả đáng chú ý của nghiên cứu này là Miller đã xác định được đặc điểm tối thiểu cần thiết cho giọng nói để có thể hiểu được. Năm 1955, dựa trên thành tựu này, ông được mời đến thảo luận tại Hiệp hội Tâm lý học Đông phương (Eastern Psychological Association). Bài thuyết trình "The Magical Number Seven, Plus or Minus Two" về sau được xuất bản và trở thành tác phẩm kinh điển trong tâm lý học nhận thức.[4]

Năm 1955, Miller trở lại Harvard trong vị trí phó giáo sư. Năm 1958, ông trở thành giáo sư chính thức, mở rộng nghiên cứu về cách ngôn ngữ tác động đến nhận thức con người.[4] Tại trường đại học, ông gặp Noam Chomsky lúc trẻ, cũng là một trong những người sáng lập khoa học nhận thức. Hai gia đình có một mùa hè cùng nhau ở chung nhà tại Stanford. Năm 1958–59, Miller nghỉ phép để gia nhập Trung tâm Nghiên cứu Nâng cao về Khoa học Hành vi tại Palo Alto, California (nay thuộc Đại học Stanford).[8] Tại đây, ông cộng tác với Eugene GalanterKarl Pribram trong tác phẩm Plans and the Structure of Behavior (Kế hoạch và Cấu trúc Hành vi). Năm 1960, ông cùng Jerome S. Bruner[1][4] đồng sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Nhận thức tại Harvard.[4] Khái niệm nhận thức là một cú đánh vào trường phái thuyết hành vi đang là mốt lúc bấy giờ, trường phái này vốn khẳng định nhận thức không thích hợp để nghiên cứu khoa học.[1] Trung tâm đã thu hút những nhân vật đáng chú ý ghé đến như Jean Piaget, Alexander Luria và Chomsky.[8] Miller sau đó trở thành chủ nhiệm khoa tâm lý học.[4]

Năm 1967, Miller là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Rockefeller trong một năm.[3] Từ năm 1968 đến năm 1979, ông là Giáo sư tại Rockefeller và tiếp tục là Giáo sư trợ giảng từ năm 1979 đến năm 1982. Sau cuộc bầu cử tân chủ tịch Rockefeller,[8] Miller chuyển đến Đại học Princeton với danh hiệu James S. McDonnell Distinguished University Professor of Psychology.[lower-alpha 1][5][9][4] Năm 1986, ông giúp thành lập Phòng thí nghiệm Khoa học Nhận thức tại Princeton và cũng chỉ đạo Chương trình McDonnell-Pew về Khoa học Nhận thức.[4] Cuối cùng, ông trở thành giáo sư danh dự và nhà nghiên cứu tâm lý học cao cấp tại Princeton.

Miller được trao bằng tiến sĩ danh dự tại Đại học Sussex (1984), Đại học Columbia (1980), Đại học Yale (1979), Đại học Công giáo Louvain (1978),[4] Đại học Carnegie Mellon (2003), [10] và bằng Tiến sĩ khoa học danh dự của trường Cao đẳng Williams (2000).[11] Ông được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ năm 1957[12]Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia năm 1962.[12] Ông giữ vị trí chủ tịch Hiệp hội Tâm lý học phương Đông năm 1962,[4] chủ tịch Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ năm 1969[4]Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoàng gia Hà Lan năm 1985.[12][13] Miller là diễn giả chính tại hội nghị đầu tiên của Hiệp hội Khoa học Tâm lý năm 1989.[14] Ông là nghiên cứu viên Fulbright tại Đại học Oxford năm 1964–65.[8] Năm 1991, ông nhận Huân chương Khoa học Quốc gia.[12]

Qua đời

Những năm cuối đời, Miller thích chơi golf.[1] Năm 2012, ông qua đời tại nhà riêng ở Plainsboro, New Jersey do biến chứng viêm phổimất trí nhớ.[5] Khi qua đời, bên cạnh ông có vợ Margaret, con trai Donnally James và con gái Nancy Saunders của người vợ đầu, hai con riêng của vợ David Skutch và Christopher Skutch, cùng ba người cháu Gavin Murray-Miller, Morgan Murray-Miller và Nathaniel James Miller.[6][12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: George Armitage Miller http://psychclassics.yorku.ca/Miller/ //www.amazon.com/dp/B000SRSOIK http://newsbreaks.infotoday.com/nbreader.asp?Artic... http://web.missouri.edu/~cowann/docs/articles/in%2... http://www.cs.princeton.edu/~rit/geo/ http://psych.princeton.edu/psychology/related/gmil... http://www.umsl.edu/~banisr/3320/docs/tqm.ppt http://www.dwc.knaw.nl/biografie/pmknaw/?pagetype=... //doi.org/10.1016%2Fs0019-9958(58)90082-2 //doi.org/10.1037%2F0003-066X.46.4.326